***New " Trong thế giới này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói & hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L King)New***

***New " Trong thế giới này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói & hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L King)New***
New

New Tin mới
         Kính mời bạn mở loa, bật âm thanh để nghe Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ.        Tội ác tại TTGDTX TP Ninh Bình đang làm nhức nhối dư luận, mời các bạn nhấn vào đây để xem nội dung chi tiết.  Thư gửi bạn : 
Thư gửi ông Lê Văn Dung - Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình
Lời nhóm phát triển BLOG: Ông cho rằng phản ánh dưới đây của Chúng tôi là không có căn cứ? Chúng Tôi vu cáo, bôi nhọ Ban lãnh đạo TTGDTX TP Ninh Bình, nhằm hạ uy tín của Ngành giáo dục Ninh Bình? Ông đã điều tra làm rõ sự việc chưa? Ông đã tiếp xúc những người bị hại chưa? Hay Ông đã để cho Ban lãnh đạo này có thời gian và cơ hội để làm sạch Tội ác mà họ đã gây ra? Họ đã kịp bịt miệng, tai, và mắt hơn 40 học sinh lớp 10B và các lớp xung quanh? Họ đã biến con chúng Tôi thành cục thịt, gỗ hay đất đá cả rồi? thưa Ông. Và họ đang tích cực cho những tội ác mới tinh vi và trắng trợn hơn, thưa Ông? Theo Chúng tôi được biết bọn này đã kịp ra tay và gây thêm nhiều tội ác nữa rồi, thưa Ông!

Ninh Bình, tháng 7 năm 2009

Kính gửi Ông Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình!
Chúng tôi tố cáo Ban lãnh đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Ninh Bình, trong năm học 2008-2009 đã có nhiều hành vi bạo lực đối với giáo viên chủ nhiệm (mới) lớp 10B. Khống chế học sinh khủng bố giáo viên: Ném Gv này trong nhiều giờ học nhiều lần. Cả lớp biết nhưng không có học sinh nào dám tố cáo kẻ ném giáo viên. Lôi kéo người ngoài (kẻ xấu) đến quấy rối lớp học. Nhiều giờ học kẻ này đã : Lăng mạ giáo viên, ném gạch, cứt vào lớp học. Họ đã gây ra nhiều tội ác khác mà Chúng Tôi phản ánh trong thư đã gửi tới Ông (Mặc dù sự phản ánh này vẫn chưa đầy đủ). Ban lãnh đạo TTGDTX TP Ninh Bình đã vạch nên những vết đen, bôi nhọ truyền thống của ngành Giáo dục Ninh Bình. Đề nghị Ông xử lí nghiêm vụ việc côn đồ chưa từng có trong lịch sử Giáo dục cách mạng Việt nam làm gương răn đe bạo lực trong Trường học. Xin chân thành cảm ơn Ông!
Chúng tôi xin công bố danh sách những tên tội phạm chính tại TTGDTX TP Ninh Bình: Nguyệt- Còn gọi là Nguyệt ngóc, vì tên này rất máu ngóc lên làm Giám đốc (khi được làm Giám đốc Hắn sẽ có nhiều tiền hơn, một mình một khoảnh tha hồ mà tung hoành, thật là: Chọc Trời, khuấy nước mặc dầu. Dọc-ngang nào biết trên đầu có ai) ; Lực - Còn gọi là Lực Tiền, vì tên này rất máu ăn tiền của Phụ huynh & học sinh. Gọi là Lực Tồn cũng được, vì Chúng đã làm những điều táng tận lương tâm như trên thì bọn Chúng-tên nào cũng xứng đáng có chữ "Tồn" phía sau. Xin phép các bạn : kì sau Chúng tôi đăng tiếp
"Trong thế giới này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói & hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L King)

Mùa thu nhớ Bác

Bác ơi
Tố Hữu - 6 - 9 - 1969
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!


Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
A'nh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn


 

Cười ra nước mắt

Chuyện có thật ở một trung tâm giáo dục thường xuyên nọ

Bà Lê Thị Ngóc là Hiệu Trưởng của một Trung Tâm giáo dục thường Xuyên thuộc Tỉnh nọ. Do đó Bà đã là hình tượng đáng kính của học sinh và giáo viên nơi đây. Bà nói đúng …, đương nhiên là đúng. Bà bảo sai thì … sẽ là sai. Một buổi chào cờ sáng thứ hai đầu tuần, vào cuối năm học, toàn Trường đang ồn ào hỗn độn. Bỗng dưng Bà quát: Im !… Tất cả đều im lặng, theo lệnh của Bà. Bà bắt đầu hắng giọng và phát biểu: Theo các Thầy Cô phản ánh, tình hình là … Các Em học rất kém, do vậy sẽ trượt nhiều. Tất cả học sinh đều hiện lên mặt sự lo lắng… Bà hiệu trưởng lại phát biểu tiếp: nhưng Ban giám hiệu đang xem xét và yêu cầu các Thầy, Cô hợp lí Hồ sơ, Học bạ để các Em được lên lớp. Tất cả học sinh đều thở phào nhẹ nhõm… Và lại ồn ào hân hoan náo nhiệt. Còn các giáo viên thì lại thở dài sườn sượt : Thế là bắt đầu từ bây giờ và trong năm học mới, học sinh lại tiếp tục không học, lại tiếp tục quậy phá và nhảy múa trong giờ học … Riêng Bà hiệu trưởng lại phấn khởi, nét mặt tươi vui hơn tết: Phụ huynh, học sinh dịp này lại xếp hàng mang quà kèm theo phong bì to - nhỏ đến nhà Bà. Lại một mùa thu hoạch mới đến … với Bà. Rồi những lời tán dương đưa Bà lên tận mây xanh: “Bà hiệu trưởng vạn tuế …, vạn vạn tuế…” nhưng Bà hiểu rõ Bà năm nay đã 50 tuổi, còn có 5 năm nữa là Bà về hưu, cho nên Bà tích cực, tranh thủ gom nhặt tích lũy lúc về già khỏi phải lo nhờ con cháu. Bà phấn đấu lên chức Hiệu trưởng là vì vậy . Còn sự nghiệp giáo dục là của những thế hệ sau.
[ 4-2009 ] By Thin Start

Thư gửi một lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo

Thư gửi bạn (2)

Kính gửi ông N.H.S Vụ G. Bộ GD&ĐT Trước tiên Chúng tôi xin cảm ơn Ông vì Ông là một trường hợp hiếm hoi trong số các Email đã phúc đáp thư của Chúng tôi. Kính chúc Ông và toàn thể gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Cộng tác với Chúng tôi vì một xã hội tiến bộ, công bằng và lành mạnh. Kính mời ông N.H.S vào BLOG: http://nb113.blogspot.com/. (Chúng tôi thực sự không có thời gian để kể tỉ mỉ với Ông về lịch sử các BLOG của Chúng tôi) Chúng tôi xin sơ qua như sau: Các BLOG của Chúng tôi xuất hiện từ cuối tháng 7/2009 do sự gợi ý của một đồng nghiệp. Lúc đầu Chúng tôi thấy rất khó khăn để vạch mặt tội ác của Băng nhóm tội phạm này. Vì trình độ và hiểu biết pháp luật của Chúng tôi có hạn. Chúng tôi biết rằng nếu sai phạm về nội dung Chúng tôi hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật, Chúng tôi nhanh chóng bị phát hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật. (Ví dụ gần đây Hương Trà, chủ nhân của Blogger Cô gái đồ long bị bắt và truy tố). Chúng tôi sợ sai lầm, sử dụng sai một từ cũng có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vả lại Chúng tôi chưa viết BLOG bao giờ và viết như thế nào để phản ánh đúng sự thật, dư luận chấp nhận được, công phẫn, lên án và vào cuộc. Sớm trả lại môi trường trong sạch và lành mạnh cho Gv và Hs nơi đây. - Thế rồi Tạ Văn Hải giám đốc (mới về nhận chức từ 7/2009) người Gv này vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử, bị ức hiếp, bạo hành. Đã thúc đẩy Chúng tôi viết Blog. Vì bức xúc quá Chúng tôi liều mạng mà viết. - Người đầu tiên biết nội dung các BLOG của Chúng tôi là Ông Giám đốc sở GD&ĐT Ninh bình. BLOG đầu tiên của Chúng tôi : http://gdsgddtnb.blogspot.com; và http://ninhbinhtimes.blogspot.com lần lượt bị xóa. Khi Blog http://gdsgddtnb.blogspot.com bị xóa Chúng tôi không nghi ngờ là có bàn tay của Băng nhóm tội phạm này. Nhưng khi Blog http://ninhbinhtimes.blogspot.com bị xóa thì chúng tôi nghi ngờ và lập tức viết Blog: http://nb113.blogspot.com/. Rồi thì Blog http://nb113.blogspot.com/ cũng bị xóa, khoảng 48 giờ sau Chúng tôi mới liên hệ được với dịch vụ và khôi phục lại được. Tại sao Bọn Chúng lại xóa các Blog của Chúng tôi? Tại sao Bọn Chúng lại sợ sự tồn tại các Blog của Chúng tôi? Việc này nói lên điều gì? Thưa Ông! Việc này chứng mình được điều gì ??? Bọn chúng rất có thế lực và uy quyền! Tội ác của bọn Chúng là sự thật ! Chúng đang chốn tránh sự trừng trị của pháp luật. - Chúng tôi xin thưa với ông N.H.S rằng khi sử dụng từ "xể thịt" Chúng tôi đã có sự suy nghĩ và lựa chọn. Chúng tôi nghĩ rằng làm thế nào để công luận, Bộ GD và ĐT, báo chí và quí Ông/Bà có thể nhìn nhận tội ác của Băng nhóm tội phạm này (mà người GV này đang phải gánh chịu, đang trà đạp, hủy hoại cuộc sống của người GV này) một cách trực quan nhất???? Từ "xể thịt" xuất hiện đầu tiên vào tháng 11 sau khi Băng nhóm tội phạm này tổ chức vu vạ, hiếp đáp tập thể người Gv này vào Sáng ngày 3/11/2009 tại TTGDTX TP Ninh Bình. Như các Blog của Chúng tôi đã đăng. Sau này, từ "xể thịt" được nhắc nhiều lần, nhất là khi báo chí đăng tin vụ việc ở Đầm Dơi, vợ chồng Mã Ngọc Thơm bị bắt vì bạo hành Cháu Hào Anh. Kính thưa ông N.H.S, Ông có nhìn thấy thương tích trên người cháu Hào Anh bị Mã Ngọc Thơm bạo hành không? Có! Xin thưa với Ông rằng: những gì Ông nhìn thấy là rất ít so với tội ác mà Mã Ngọc Thơm & đồng bọn gây ra. Sự thật cháu Hào Anh bị cực hình hơn thế nhiều-nhiều lần. Còn thương tích mà người Gv này bị bạo hành từ năm 2008-2009 đến nay thì sao? Nhiều người biết nhưng không ai nhìn thấy! Chúng thật dã man! - Kính thưa ông N.H.S Vụ G - Bộ GD và ĐT. Chúng tôi ẩn danh, nhưng địa chỉ của người bị hại và băng nhóm tội phạm là rõ ràng. - Tại sao Chúng tôi phải ẩn danh ????? Kính thưa ông N.H.S. Ông có biết cuộc sống của thầy Đỗ Việt Khoa dạo này thế nào không? Chúng tôi không biết. Nhưng Chúng tôi nhìn Đỗ Việt Khoa tóc đã bạc đi mấy phần và nước mắt lã chã trên TiVi thì không thể không suy nghĩ. Và Cuộc sống của Người Gv chủ nhiệm 10B năm học 2008-2009 tại TTDGTX TP NINH BÌNH đang đập vào mắt Chúng tôi thật là tồi tệ ... không cầm lòng được ông N.H.S ạ. Vì kế sinh nhai, vì ngay bây giờ Chúng tôi cũng phải đi làm kiếm cơm áo cho cuộc sống của Chúng tôi. Chúng tôi xin tạm dừng ở đây. Rất mong được sự cộng tác tích cực và chỉ bảo của Ông để sớm đưa Băng nhóm tội phạm này ra xét xử theo pháp luật, trả lại cuộc sống bình thường cho Người bị hại. Chấm dứt tội ác đang diễn ra hằng ngày tại TTGDTX TP Ninh Bình. Kính chúc Ông kì nghỉ cuối tuần đầy ý nghĩa. Chúng tôi mong nhận được thư phúc đáp của Ông.
Kính thư : Nhân dân
[ 2-2011 ] By Thin Start
    "Quay đầu là bờ” Hỡi băng nhóm tội phạm tại TTGDTX Tỉnh NINH BÌNH! Hãy từ bỏ tội ác trở về với chính nghĩa không bao giờ muộn.     

Tin nóng, cực nóng!

        Chất lượng cuộc sống của chúng ta là thế này đây!         
+ Ngày 21/6/2011, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Ninh Bình họp kỳ thứ nhất khóa XIII đã bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Lê Văn Dung, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (từ tháng 11/2008 đến tháng 7/2011) được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Khoảng 3h40' ngày 5/8/2011 người (Gvcn mới lớp 10B - năm học 2008-2009) bị khủng bố. Bọn chúng lượn xe máy đến nơi ở của người Gv này nhiều lần.
     - Lần thứ nhất bọn chúng ném vỡ hai kính cửa rồi bỏ đi.
     - Lần thứ hai bọn chúng đến đặt một vòng hoa tươi vào giữa cửa nhà sau đó ném vỡ một kính cửa nữa & bỏ đi. ...

        Đảo đảo bọn Xã hội đen! Đảo đảo bọn khủng bố! Đảo đảo .... Đảo đảo ...

+ Chiều thứ 6 - ngày 12/08/2011 TTGDTX Tỉnh NINH BÌNH họp HĐSP. Đầu cuộc họp Tạ Văn Hải - giám đốc yêu cầu bỏ phiếu quyết định có cho (người GV bị hại) tiếp tục dạy nữa hay không. Kết quả 19/20 phiếu quyết định để (người GV bị hại) không dạy. (Bọn chúng đã nhiều lấn dùng lá phiếu bẩn thỉu để trù dập người GV này) Sau hơn hai mươi năm trong nghề dạy học, kết cục của người Gv này được băng nhóm tội phạm tại TTGDTX tỉnh NINH BÌNH quyết định thê thảm là vậy.
        Sau đó Tạ Văn Hải nói đi nói lại nhiều lần: Quyết định cuối cùng là ở "Tôi" Để xem người GV này có thay đổi không ... sau đó Tạ Văn Hải vu cáo cho người Gv này nhiều tội danh khác (chúng tôi khẳng định là vu cáo). Tạ Văn Hải nhiều lần ngăn không cho người Gv này phát biểu. Tạ Văn Hải khẳng định: Từ nay trở đi sẽ không còn học viên quấy rối nữa ...
+ Chiều thứ 3 - ngày 16/08/2011 giáo viên Trung - thư kí hội đồng đưa cho người Gv này quyết định của Tạ Văn Hải kí, quyết định chuyển người GV này làm bảo vệ. Thế là băng nhóm tội phạm tai TTGDTX tỉnh NINH BÌNH đã làm thui chột, bóp chết nghề nghiệp của (người GV này), buộc (người GV này) phải bỏ nghề, mất việc. Chúng đã cướp đi nguồn sống của (người GV này).
+ Sự kêu cứu của chúng tôi cùng với sự im lặng của quí Ông/Bà & các cơ quan chức năng đã đặt người GV này vào miệng Chó, làm mồi cho Chó suốt 3 năm qua. Và bây giờ là miệng Sói. Chúng tôi kêu gọi sự lên tiếng của quí Ông/Bà. Những người dân thường chúng tôi sống được là nhờ có sự che chở của pháp luật. Nếu không có pháp luật chúng tôi sống sao đây? Vụ việc phải được xử lý theo pháp luật.
        Chúng tôi muốn dừng lại không dám kêu cứu nữa, vì càng kêu cứu thì người Gv này càng bị hại. Nhưng chúng tôi không biết dừng lại như thế nào & bắt đầu ở đâu? Chúng tôi muốn viết một lá thư tạ tội với những người đang bị hại tại TTGDTX NINH BÌNH. Nhưng chúng tôi không biết viết như thế nào cho phải đạo, cho xứng với những gì mà họ bị liên lụy, họ đã & đang phải chịu đựng. ... Chúng tôi nhờ quí Ông/Bà, chúng tôi cầu xin quí Ông/Bà hãy viết hộ chúng tôi.
(Mời bạn nhấn vào đây để vào trang Ninh Bình điện tử)

        Đảo đảo bọn Xã hội đen! Đảo đảo bọn khủng bố! Đảo đảo ...! Đảo đảo ...!

Chùm bài về Giáo dục Ninh Bình đăng trên báo "NINH BÌNH điện tử"

Công bố quyết định thành lập Trung tâm GDTX tỉnh

Nguồn “Báo Ninh Bình điện tử” Tác giả: Hồng Vân Ngày gửi: Chủ nhật, 15:38, 31/7/2011

Trao Quyết định thành lập Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Minh Quang
Sáng 30-7, Trung tâm GDTX thành phố Ninh Bình tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm GDTX cấp tỉnh.
Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Văn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Sở GD-ĐT; lãnh đạo thành phố Ninh Bình; các phòng GD-ĐT các huyện, thành phố, thị xã; các trường THPT cùng các thầy, cô giáo và trên 400 học viên của Trung tâm.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới cần thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng chuyển giao công nghệ; chương trình Bổ túc THPT cho học viên thành phố Ninh Bình và các địa bàn lân cận... Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của các Trung tâm GDTX. Tích cực liên kết với các trường đại học, học viện thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trong tỉnh và nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Trên cơ sở hiện trạng, từng bước cải tạo, xây dựng điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của Trung tâm gắn với việc triển khai nhiệm vụ một cách đồng bộ, vững chắc...
Sở Giáo dục- Đào tạo triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2011-2012
Ngày gửi: Thứ hai, 16:17, 15/8/2011
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao cờ thi đua cho các tập thể có thành tích trong năm học 2010- 2011. Ảnh: PT
Đồng chí Lê Văn Dung Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao cờ thi đua cho các tập thể có thành tích trong năm học 2010- 2011. Ảnh: PT
Ngày 15-8, Sở GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2010-2011, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2011-2012. Đồng chí: Lê Văn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự.
Năm học 2010-2011 với chủ đề "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", Với những kết quả đạt được, ngành GD-ĐT Ninh Bình đã được Bộ GD-ĐT tặng cờ thi đua tiêu biểu xuất sắc và khen thưởng 11/15 lĩnh vực công tác; được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2010, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì về thành tích thi đua xuất sắc 5 năm 2005-2010.
Năm học 2011-2012, ngành giáo dục tiếp tục “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý chặt chẽ nề nếp, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và giảng dạy, phấn đấu đạt kết quả giáo dục ở vị trí trung bình các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng. Toàn ngành phấn đấu trong năm học mới xây dựng 26 trường học đạt chuẩn quốc gia; nâng tỷ lệ phòng học kiên cố lên 82%, 99,5% số cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên về đào tạo, 98% trẻ mẫu giáo trong độ tuổi được đến trường, 95% lớp mẫu giáo được nuôi dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới; phấn đấu đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, giữ vững và nâng cao kết quả các kì thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12...
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và biểu dương những thành tích mà ngành GD-ĐT đã đạt được trong năm học qua. Đồng chí mong rằng trong năm học tới, để tiếp tục đưa giáo dục Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững so với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, ngành GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và tích cực tham gia phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".  Chú trọng phát triển quy mô các loại hình giáo dục một cách hợp lí; chăm lo phát triển giáo dục mầm non, duy trì, củng cố, giữ vững thành quả PCGD tiểu học, PCGD THCS, triển khai thực hiện tốt đề án PCGD cho trẻ mầm non 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, khai thác các nguồn lực, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân. Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học để tạo rsự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi và kết quả thi đại học, cao đẳng, phấn đấu ngang bằng với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động quản lí và giảng dạy. Triển khai dạy tin học và ngoại ngữ trong nhà trường theo Đề án dạy ngoại ngữ.  Tăng cường công tác giáo dục chính trị- tư tưởng, đạo đức; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, từng bước tạo ra sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, đồng bộ, hiện đại hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện…  Đồng chí cũng đề nghị trong năm học 2011-2012, mỗi huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo để xây dựng cho được mỗi cấp học một trường trọng điểm chất lượng cao, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm triển khai các năm học tiếp theo. Đề nghị Sở GD-ĐT tích cực tham mưu cho UBND tỉnh sớm triển khai Đề án xây dựng Trường THPT chuyên Ninh Bình theo Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Lê Văn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho 1 tập thể, trao Huân chương Lao động cho 3 cá nhân, trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 4 cá nhân và trao Cờ thi đua xuất sắc, Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2010-2011.
Hồng Vân
 
(Mời bạn nhấn vào đây để vào trang Ninh Bình điện tử)
    "Ban lãnh đạo TTGDTX tỉnh NINH BÌNH đang phô trương thế và lực của họ.     

Thư nặc danh hay xây dựng lòng tin?

Thư nặc danh hay xây dựng lòng tin?

Thư nặc danh không chỉ ở Việt Nam mà ở một số quốc gia có nhiều đạo luật chi tiết về khiếu nại, tố cáo, bảo vệ nhân chứng vẫn là một thách thức với các nhà tư pháp và với cả việc tu chính án luật của nhà nước trong vấn đề xác định nó có hợp pháp hay không hợp pháp.

Thư nặc danh, ở một phạm trù về ngôn ngữ, là loại thư không có tên người viết, hay người viết không đề tên, địa chỉ thật. Mục đích khi viết những là thư nặc danh, có thể là muốn thực hiện việc đả kích một cá nhân hay một tổ chức mà không tiện nêu tên mình sợ trả thù, sợ liên lụy, rắc rối, phiền toái...

Dẫu thư nặc danh còn có một mục đích tố cáo hành vi vi phạm luật của cá nhân hay tổ chức, vì tránh những phiền phức có thể gây họa cho mình theo kiểu "đấu tranh- tránh đâu" mà "khuyết danh".

Thư nặc danh là một kênh thông tin

Xung quanh vấn đề thư nặc danh, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12, nhiều đại biểu cũng đã có những ý kiến khác nhau góp ý vào việc bổ sung một số điều luật trong bộ luật "Tố tụng hình sự" VN, cũng như chuẩn bị việc xây dựng bộ luật "Bảo vệ nhân chứng".

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Về tố cáo nặc danh đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Đây là vấn đề không phải chỉ đặt ra lúc này mà trước đây cũng nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã xem xét, nghiên cứu vấn đề này, thấy rằng không nên xem xét đơn thư tố cáo nặc danh. Còn trường hợp đơn thư tố cáo trong đó có nội dung rõ ràng, có tài liệu chứng cứ, có địa chỉ có thể coi như một thông tin để phục vụ cho các cơ quan nghiên cứu tham khảo...

Đồng thời cần có quy định xử lý nghiêm những hành vi trả thù, trù dập, phân biệt đối xử của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có những hành vi như vậy, ở đây phải nhìn cả hai mặt.

ĐB Ngô Minh Hồng - TPHCM: Bản chất của tố cáo là thông tin, nó cũng tương tự như tin báo tội phạm, cho nên theo tôi chúng ta không cần câu nệ lắm về chuyện nặc danh hay không nặc danh. Thông tin tố cáo rõ ràng thì có nặc danh hay không nặc danh chúng ta vẫn phải xử lý, chúng ta vẫn phải xem xét thông tin đó để giải quyết. Chúng ta phải bảo vệ người tố cáo có danh.

ĐB Trần Văn Truyền - Tổng Thanh tra Chính phủ: Riêng về thư tố cáo không có danh, chúng tôi thấy việc này rất phức tạp. Bởi lẽ, bên cạnh một số người không dám để lộ danh tính của mình vì sợ bị trả thù, còn có rất nhiều trường hợp lợi dụng để đưa những thông tin rất phức tạp trong những thời điểm phức tạp, thường việc đó là gây rối tổ chức.

Chúng tôi coi thông tin không có danh như là một dạng tin báo, tin báo này có thể chính xác, có thể sử dụng được, có thể là không... thì chúng ta sẽ áp dụng việc này như một loại tin báo để tham khảo mà không cần phải quy định vào luật này.

ĐB Hồ Trọng Ngũ - Ninh Thuận: Không nên coi nặc danh là tố cáo, đơn thư nặc danh không thể là tố cáo, tuy nhiên đơn thư nặc danh cũng có giá trị nhất định. Chủ thể nhận được đơn thư nặc danh nên sử dụng một cách hiệu quả nhất những thông tin có được trong đó, nếu có những dấu hiệu rõ ràng tội phạm, các cơ quan tổ chức này nên chuyển đến các cơ quan được phép tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chúng ta không nên phủ nhận hoàn toàn vấn đề nặc danh. Tuy nhiên, cũng không coi nặc danh là tố cáo và không cần phải khởi sự cả một hệ thống hành chính nhà nước để làm một việc là đi xác minh đơn thư nặc danh, làm mất thời gian và ảnh hưởng đến nội bộ.

Có luật nhưng thư nặc danh vẫn nhiều

Nếu như xem các điều khỏan được quy định trong luật và những nghị định, thông tư, các văn bản dưới luật, tưởng chừng việc tố giác tội phạm sẽ được bảo mật thông tin, chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được tiếp cận và tiến hành công tác thẩm định, điều tra những thông tin được tố cáo.

Nhưng như vậy mà không phải vậy, vì thực tế ở VN, việc khiếu nại, tố cáo không phải lúc nào cũng theo luật, mà trớ trêu, theo nhiều quy định về thẩm quyền trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo, theo các cấp, thì rất nhiều khi đơn thư đã được (hay bị) "hoàn cố chủ" - người làm đơn thư khiếu nại, tố cáo hay vào tay chính "khổ chủ"- người đang bị khiếu nại, tố cáo.

Và kết quả thì chưa "chờ được vạ, mà má đã sưng", người tố cáo, khiếu nại - nguyên đơn đã bị chính "bị đơn" quay ra phản đòn, bị trả thù, trù dập "lên bờ, xuống ruộng", thậm chí khuynh gia bại sản...

Nếu đứng ở khía cạnh tích cực, vì muốn đưa ra ánh sáng những hành vi vi phạm pháp luật, mà bản thân là bị hại, hoặc biết rất rõ sự việc, hay được chứng kiến, để công lý soi sáng, pháp luật trừng trị, nhưng phải tự bảo vệ mình trước khi những "công đọan" kia được thực thi, thì tốt nhất hãy "khuyết danh" trong phần người gửi - nguyên đơn.

Ở VN ta, vấn đề tuân thủ theo đúng luật vẫn còn là một phạm trù xa xỉ, không phải ai cũng thấm nhuần khẩu hiệu "Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật" một cách nghiêm túc, tự giác. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ việc xả rác, hút thuốc nơi công cộng đến to hơn như việc tham nhũng tiền tỉ của dân...

Và kết quả thì chưa "chờ được vạ, mà má đã sưng", người tố cáo, khiếu nại- nguyên đơn đã bị chính "bị đơn" quay ra phản đòn, bị trả thù, trù dập "lên bờ, xuống ruộng", thậm chí khuynh gia bại sản...

Nếu đứng ở khía cạnh tích cực, vì muốn đưa ra ánh sáng những hành vi vi phạm pháp luật, mà bản thân là bị hại, hoặc biết rất rõ sự việc, hay được chứng kiến, để công lý soi sáng, pháp luật trừng trị, nhưng phải tự bảo vệ mình trước khi những "công đoạn" kia được thực thi, thì tốt nhất hãy "khuyết danh" trong phần người gửi- nguyên đơn.

Việc lôi ra ánh sáng và trừng trị tôi phạm cũng không phải một chốc, một lát, mà có khi lùng nhùng, lằng nhằng "dây cà ra dây muống" kéo từ tháng này, năm nọ tới hàng chục năm cũng chưa xong, có khi "để lâu, cứt trâu hóa bùn", khiến cho bao kẻ khốn đốn. Mà khốn đốn nhất lại là những "nguyên đơn". Nên"cẩn tắc vô áy náy", cứ "khuyết danh" mà chờ đợi xem việc đi đến đâu.

Chính vì quá bức xúc, nhưng cũng là để không ảnh hưởng đến bản thân hay gia đình, họ đành chấp nhận con đường tiêu cực là viết thư nặc danh tố cáo, khiếu nại.

Và một điều quan trọng khác, ở VN chưa có một bộ luật "Bảo vệ nhân chứng", cho dù từ tháng 5.2010, Bộ Công an đã giao Tổng cục Cảnh sát chủ trì xây dựng thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc bảo vệ người làm chứng, người tố giác tội phạm, người bị hại trong điều tra vụ án hình sự.

Nhưng nói đi phải nói lại, có nhiều kẻ xấu, vì một lợi ích cá nhân, nhưng biết pháp luật sẽ trừng trị kẻ tung tin thất thiệt, hay tội vu khống cá nhân, tổ chức... nên giấu tên khi tung ra thông tin. Đây là hành vi của kẻ vi phạm pháp luật, nếu điều tra mục đích, động cơ và kẻ chủ mưu... thì nên trừng trị thích đáng.

Thư nặc danh có độ tin cậy bao nhiêu phần trăm?

Đứng ở mặt tích cực, thư nặc danh có thể chính xác 100%, "Không có lửa sao có khói", vì "nguyên đơn" là người nắm được thông tin cụ thể, có thể có cả nhân chứng, vật chứng... Và các cơ quan hữu quan không nên xem thường những thông tin này.

Nhưng đứng về mặt tiêu cực, thư nặc danh lại mang "mầm mống" xấu nhiều hơn, có thể xem như đây là lọai thư "đen". Có thể vì lợi ích cá nhân hay tư thù, muốn quấy rối cá nhân tổ chức, hay chống đối một chính sách của Chính phủ, Nhà nước... thậm chí bị các thế lực xấu kích động để chống phá Nhà nước, đã làm ra những thư nặc danh bôi xấu cá nhân, tổ chức đó...

Không hiếm những "chuyện nhỏ", trong một cơ quan, sắp có đợt tăng lương hay bỏ phiếu tín nhiệm bầu lãnh đạo, thì thư nặc danh bôi xấu một cá nhân tích cực nào đó như "bươm bướm" tới tay lãnh đạo cấp trên. Để xem xét thẩm định nội dung thư phải mất một thời gian, và cơ hội của cá nhân tích cực cũng bị qua đi.

Ngoài ra, còn có một kiểu thư nặc danh "đen" khác, là mạo danh một nhân vật tên tuổi như trường hợp gần nhất là vụ mạo danh Tướng Đồng Sỹ Nguyên, với nội dung "y như thật", để nhằm mục đích kích động chống phá Đảng CSVN, Nhà nước VN...

Và điển hình ở chính ngay báo điện tử VietNamNet, một kẻ xấu đã mạo danh một nhân viên của báo, bôi nhọ uy tín, thanh danh của báo, với mục đích gây rối đoàn kết nội bộ - sức mạnh tiềm ẩn của báo VietNamNet. Nội dung thư nặc danh "đen"- mạo danh kiểu này thường đưa ra những thông tin nửa hư nửa thực, chủ yếu gây mất lòng tin, hoang mang.

Nếu không thực sự tỉnh táo, xem xét vấn đề mà thư nặc danh đưa thông tin, thì có thể mất một thông tin quý giá để đưa ra công lý tội phạm, nhưng cũng có thể gây thêm oan sai cho một cá nhân, một tổ chức.

Có thể không còn thư nặc danh?

Có thể, nếu như trong bộ luật VN, có những điều khoản quy định một cách rõ ràng việc bảo vệ nhân chứng - "nguyên đơn" khi khiếu nại, tố cáo hành vi pham tội. Làm sao cho các "nguyên đơn" có được niềm tin vào công lý, cũng như thấy được sự an toàn của bản thân mình.

Luật pháp cũng phải nghiêm minh, công bằng, "lấy dân làm gốc", không thể vì những lý do không nằm trong luật pháp mà nương tay hay che đỡ, làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật.

Mọi việc phải có sự minh bạch, công khai, không thể khuất tất, sẽ gây ra những nghi ngờ, dẫn đến các khiếu kiện, tố cáo mà đôi khi chính sự không minh bạch tạo mầm mống cho những lá thư nặc danh không đáng có.

Theo TuanVietnam.net (Nhấn vào đây để tham gia thảo luận)

Chuyện cười hiển thị ngẫu nhiên

HIỂN THỊ BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Tin tức


Kính gửi Ông Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình
Lời nhóm phát triển BLOG: Ông cho rằng phản ánh dưới đây của Chúng tôi là không có căn cứ? Chúng Tôi vu cáo, bôi nhọ Ban lãnh đạo TTGDTX TP Ninh Bình, nhằm hạ uy tín của Ngành giáo dục Ninh Bình? Ông đã điều tra làm rõ sự việc chưa? Ông đã tiếp xúc những người bị hại chưa? Hay Ông đã để cho Ban lãnh đạo này có thời gian và cơ hội để làm sạch Tội ác mà họ đã gây ra? Họ đã kịp bịt miệng, tai, và mắt hơn 40 học sinh lớp 10B và các lớp xung quanh? Họ đã biến con chúng Tôi thành cục thịt, gỗ hay đất đá cả rồi? thưa Ông. Và họ đang tích cực cho những tội ác mới tinh vi và trắng trợn hơn, thưa Ông? Theo Chúng tôi được biết bọn này đã kịp ra tay và gây thêm nhiều tội ác nữa rồi, thưa Ông!
Kính gửi Ông Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình!
Chúng tôi tố cáo Ban lãnh đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Ninh Bình, trong năm học 2008-2009 đã có nhiều hành vi bạo lực đối với giáo viên chủ nhiệm (mới) lớp 10B. Khống chế học sinh khủng bố giáo viên: Ném Gv này trong nhiều giờ học nhiều lần. Cả lớp biết nhưng không có học sinh nào dám tố cáo kẻ ném giáo viên. Lôi kéo người ngoài (kẻ xấu) đến quấy rối lớp học. Nhiều giờ học kẻ này đã : Lăng mạ giáo viên, ném gạch, cứt vào lớp học. Họ đã gây ra nhiều tội ác khác mà Chúng Tôi phản ánh trong thư đã gửi tới Ông (Mặc dù sự phản ánh này vẫn chưa đầy đủ). Ban lãnh đạo TTGDTX TP Ninh Bình đã vạch nên những vết đen, bôi nhọ truyền thống của ngành Giáo dục Ninh Bình. Đề nghị Ông xử lí nghiêm vụ việc côn đồ chưa từng có trong lịch sử Giáo dục cách mạng Việt nam làm gương răn đe bạo lực trong Trường học. Xin chân thành cảm ơn Ông!
Chúng tôi xin công bố danh sách những tên tội phạm chính tại TTGDTX TP Ninh Bình: Nguyệt- Còn gọi là Nguyệt ngóc, vì tên này rất máu ngóc lên làm Giám đốc (khi được làm Giám đốc Hắn sẽ có nhiều tiền hơn, một mình một khoảnh tha hồ mà tung hoành, thật là: Chọc Trời, khuấy nước mặc dầu. Dọc-ngang nào biết trên đầu có ai) ; Lực - Còn gọi là Lực Tiền, vì tên này rất máu ăn tiền của Phụ huynh & học sinh. Gọi là Lực Tồn cũng được, vì Chúng đã làm những điều táng tận lương tâm như trên thì bọn Chúng-tên nào cũng xứng đáng có chữ "Tồn" phía sau. Xin phép các bạn : kì sau Chúng tôi đăng tiếp