***New " Trong thế giới này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói & hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L King)New***

***New " Trong thế giới này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói & hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L King)New***
New

New Tin mới

Thư nặc danh hay xây dựng lòng tin?

Thư nặc danh hay xây dựng lòng tin?

Thư nặc danh không chỉ ở Việt Nam mà ở một số quốc gia có nhiều đạo luật chi tiết về khiếu nại, tố cáo, bảo vệ nhân chứng vẫn là một thách thức với các nhà tư pháp và với cả việc tu chính án luật của nhà nước trong vấn đề xác định nó có hợp pháp hay không hợp pháp.

Thư nặc danh, ở một phạm trù về ngôn ngữ, là loại thư không có tên người viết, hay người viết không đề tên, địa chỉ thật. Mục đích khi viết những là thư nặc danh, có thể là muốn thực hiện việc đả kích một cá nhân hay một tổ chức mà không tiện nêu tên mình sợ trả thù, sợ liên lụy, rắc rối, phiền toái...

Dẫu thư nặc danh còn có một mục đích tố cáo hành vi vi phạm luật của cá nhân hay tổ chức, vì tránh những phiền phức có thể gây họa cho mình theo kiểu "đấu tranh- tránh đâu" mà "khuyết danh".

Thư nặc danh là một kênh thông tin

Xung quanh vấn đề thư nặc danh, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12, nhiều đại biểu cũng đã có những ý kiến khác nhau góp ý vào việc bổ sung một số điều luật trong bộ luật "Tố tụng hình sự" VN, cũng như chuẩn bị việc xây dựng bộ luật "Bảo vệ nhân chứng".

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Về tố cáo nặc danh đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Đây là vấn đề không phải chỉ đặt ra lúc này mà trước đây cũng nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã xem xét, nghiên cứu vấn đề này, thấy rằng không nên xem xét đơn thư tố cáo nặc danh. Còn trường hợp đơn thư tố cáo trong đó có nội dung rõ ràng, có tài liệu chứng cứ, có địa chỉ có thể coi như một thông tin để phục vụ cho các cơ quan nghiên cứu tham khảo...

Đồng thời cần có quy định xử lý nghiêm những hành vi trả thù, trù dập, phân biệt đối xử của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có những hành vi như vậy, ở đây phải nhìn cả hai mặt.

ĐB Ngô Minh Hồng - TPHCM: Bản chất của tố cáo là thông tin, nó cũng tương tự như tin báo tội phạm, cho nên theo tôi chúng ta không cần câu nệ lắm về chuyện nặc danh hay không nặc danh. Thông tin tố cáo rõ ràng thì có nặc danh hay không nặc danh chúng ta vẫn phải xử lý, chúng ta vẫn phải xem xét thông tin đó để giải quyết. Chúng ta phải bảo vệ người tố cáo có danh.

ĐB Trần Văn Truyền - Tổng Thanh tra Chính phủ: Riêng về thư tố cáo không có danh, chúng tôi thấy việc này rất phức tạp. Bởi lẽ, bên cạnh một số người không dám để lộ danh tính của mình vì sợ bị trả thù, còn có rất nhiều trường hợp lợi dụng để đưa những thông tin rất phức tạp trong những thời điểm phức tạp, thường việc đó là gây rối tổ chức.

Chúng tôi coi thông tin không có danh như là một dạng tin báo, tin báo này có thể chính xác, có thể sử dụng được, có thể là không... thì chúng ta sẽ áp dụng việc này như một loại tin báo để tham khảo mà không cần phải quy định vào luật này.

ĐB Hồ Trọng Ngũ - Ninh Thuận: Không nên coi nặc danh là tố cáo, đơn thư nặc danh không thể là tố cáo, tuy nhiên đơn thư nặc danh cũng có giá trị nhất định. Chủ thể nhận được đơn thư nặc danh nên sử dụng một cách hiệu quả nhất những thông tin có được trong đó, nếu có những dấu hiệu rõ ràng tội phạm, các cơ quan tổ chức này nên chuyển đến các cơ quan được phép tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chúng ta không nên phủ nhận hoàn toàn vấn đề nặc danh. Tuy nhiên, cũng không coi nặc danh là tố cáo và không cần phải khởi sự cả một hệ thống hành chính nhà nước để làm một việc là đi xác minh đơn thư nặc danh, làm mất thời gian và ảnh hưởng đến nội bộ.

Có luật nhưng thư nặc danh vẫn nhiều

Nếu như xem các điều khỏan được quy định trong luật và những nghị định, thông tư, các văn bản dưới luật, tưởng chừng việc tố giác tội phạm sẽ được bảo mật thông tin, chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được tiếp cận và tiến hành công tác thẩm định, điều tra những thông tin được tố cáo.

Nhưng như vậy mà không phải vậy, vì thực tế ở VN, việc khiếu nại, tố cáo không phải lúc nào cũng theo luật, mà trớ trêu, theo nhiều quy định về thẩm quyền trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo, theo các cấp, thì rất nhiều khi đơn thư đã được (hay bị) "hoàn cố chủ" - người làm đơn thư khiếu nại, tố cáo hay vào tay chính "khổ chủ"- người đang bị khiếu nại, tố cáo.

Và kết quả thì chưa "chờ được vạ, mà má đã sưng", người tố cáo, khiếu nại - nguyên đơn đã bị chính "bị đơn" quay ra phản đòn, bị trả thù, trù dập "lên bờ, xuống ruộng", thậm chí khuynh gia bại sản...

Nếu đứng ở khía cạnh tích cực, vì muốn đưa ra ánh sáng những hành vi vi phạm pháp luật, mà bản thân là bị hại, hoặc biết rất rõ sự việc, hay được chứng kiến, để công lý soi sáng, pháp luật trừng trị, nhưng phải tự bảo vệ mình trước khi những "công đọan" kia được thực thi, thì tốt nhất hãy "khuyết danh" trong phần người gửi - nguyên đơn.

Ở VN ta, vấn đề tuân thủ theo đúng luật vẫn còn là một phạm trù xa xỉ, không phải ai cũng thấm nhuần khẩu hiệu "Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật" một cách nghiêm túc, tự giác. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ việc xả rác, hút thuốc nơi công cộng đến to hơn như việc tham nhũng tiền tỉ của dân...

Và kết quả thì chưa "chờ được vạ, mà má đã sưng", người tố cáo, khiếu nại- nguyên đơn đã bị chính "bị đơn" quay ra phản đòn, bị trả thù, trù dập "lên bờ, xuống ruộng", thậm chí khuynh gia bại sản...

Nếu đứng ở khía cạnh tích cực, vì muốn đưa ra ánh sáng những hành vi vi phạm pháp luật, mà bản thân là bị hại, hoặc biết rất rõ sự việc, hay được chứng kiến, để công lý soi sáng, pháp luật trừng trị, nhưng phải tự bảo vệ mình trước khi những "công đoạn" kia được thực thi, thì tốt nhất hãy "khuyết danh" trong phần người gửi- nguyên đơn.

Việc lôi ra ánh sáng và trừng trị tôi phạm cũng không phải một chốc, một lát, mà có khi lùng nhùng, lằng nhằng "dây cà ra dây muống" kéo từ tháng này, năm nọ tới hàng chục năm cũng chưa xong, có khi "để lâu, cứt trâu hóa bùn", khiến cho bao kẻ khốn đốn. Mà khốn đốn nhất lại là những "nguyên đơn". Nên"cẩn tắc vô áy náy", cứ "khuyết danh" mà chờ đợi xem việc đi đến đâu.

Chính vì quá bức xúc, nhưng cũng là để không ảnh hưởng đến bản thân hay gia đình, họ đành chấp nhận con đường tiêu cực là viết thư nặc danh tố cáo, khiếu nại.

Và một điều quan trọng khác, ở VN chưa có một bộ luật "Bảo vệ nhân chứng", cho dù từ tháng 5.2010, Bộ Công an đã giao Tổng cục Cảnh sát chủ trì xây dựng thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc bảo vệ người làm chứng, người tố giác tội phạm, người bị hại trong điều tra vụ án hình sự.

Nhưng nói đi phải nói lại, có nhiều kẻ xấu, vì một lợi ích cá nhân, nhưng biết pháp luật sẽ trừng trị kẻ tung tin thất thiệt, hay tội vu khống cá nhân, tổ chức... nên giấu tên khi tung ra thông tin. Đây là hành vi của kẻ vi phạm pháp luật, nếu điều tra mục đích, động cơ và kẻ chủ mưu... thì nên trừng trị thích đáng.

Thư nặc danh có độ tin cậy bao nhiêu phần trăm?

Đứng ở mặt tích cực, thư nặc danh có thể chính xác 100%, "Không có lửa sao có khói", vì "nguyên đơn" là người nắm được thông tin cụ thể, có thể có cả nhân chứng, vật chứng... Và các cơ quan hữu quan không nên xem thường những thông tin này.

Nhưng đứng về mặt tiêu cực, thư nặc danh lại mang "mầm mống" xấu nhiều hơn, có thể xem như đây là lọai thư "đen". Có thể vì lợi ích cá nhân hay tư thù, muốn quấy rối cá nhân tổ chức, hay chống đối một chính sách của Chính phủ, Nhà nước... thậm chí bị các thế lực xấu kích động để chống phá Nhà nước, đã làm ra những thư nặc danh bôi xấu cá nhân, tổ chức đó...

Không hiếm những "chuyện nhỏ", trong một cơ quan, sắp có đợt tăng lương hay bỏ phiếu tín nhiệm bầu lãnh đạo, thì thư nặc danh bôi xấu một cá nhân tích cực nào đó như "bươm bướm" tới tay lãnh đạo cấp trên. Để xem xét thẩm định nội dung thư phải mất một thời gian, và cơ hội của cá nhân tích cực cũng bị qua đi.

Ngoài ra, còn có một kiểu thư nặc danh "đen" khác, là mạo danh một nhân vật tên tuổi như trường hợp gần nhất là vụ mạo danh Tướng Đồng Sỹ Nguyên, với nội dung "y như thật", để nhằm mục đích kích động chống phá Đảng CSVN, Nhà nước VN...

Và điển hình ở chính ngay báo điện tử VietNamNet, một kẻ xấu đã mạo danh một nhân viên của báo, bôi nhọ uy tín, thanh danh của báo, với mục đích gây rối đoàn kết nội bộ - sức mạnh tiềm ẩn của báo VietNamNet. Nội dung thư nặc danh "đen"- mạo danh kiểu này thường đưa ra những thông tin nửa hư nửa thực, chủ yếu gây mất lòng tin, hoang mang.

Nếu không thực sự tỉnh táo, xem xét vấn đề mà thư nặc danh đưa thông tin, thì có thể mất một thông tin quý giá để đưa ra công lý tội phạm, nhưng cũng có thể gây thêm oan sai cho một cá nhân, một tổ chức.

Có thể không còn thư nặc danh?

Có thể, nếu như trong bộ luật VN, có những điều khoản quy định một cách rõ ràng việc bảo vệ nhân chứng - "nguyên đơn" khi khiếu nại, tố cáo hành vi pham tội. Làm sao cho các "nguyên đơn" có được niềm tin vào công lý, cũng như thấy được sự an toàn của bản thân mình.

Luật pháp cũng phải nghiêm minh, công bằng, "lấy dân làm gốc", không thể vì những lý do không nằm trong luật pháp mà nương tay hay che đỡ, làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật.

Mọi việc phải có sự minh bạch, công khai, không thể khuất tất, sẽ gây ra những nghi ngờ, dẫn đến các khiếu kiện, tố cáo mà đôi khi chính sự không minh bạch tạo mầm mống cho những lá thư nặc danh không đáng có.

Theo TuanVietnam.net (Nhấn vào đây để tham gia thảo luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chuyện cười hiển thị ngẫu nhiên

HIỂN THỊ BÀI VIẾT NGẪU NHIÊN
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Tin tức


Kính gửi Ông Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình
Lời nhóm phát triển BLOG: Ông cho rằng phản ánh dưới đây của Chúng tôi là không có căn cứ? Chúng Tôi vu cáo, bôi nhọ Ban lãnh đạo TTGDTX TP Ninh Bình, nhằm hạ uy tín của Ngành giáo dục Ninh Bình? Ông đã điều tra làm rõ sự việc chưa? Ông đã tiếp xúc những người bị hại chưa? Hay Ông đã để cho Ban lãnh đạo này có thời gian và cơ hội để làm sạch Tội ác mà họ đã gây ra? Họ đã kịp bịt miệng, tai, và mắt hơn 40 học sinh lớp 10B và các lớp xung quanh? Họ đã biến con chúng Tôi thành cục thịt, gỗ hay đất đá cả rồi? thưa Ông. Và họ đang tích cực cho những tội ác mới tinh vi và trắng trợn hơn, thưa Ông? Theo Chúng tôi được biết bọn này đã kịp ra tay và gây thêm nhiều tội ác nữa rồi, thưa Ông!
Kính gửi Ông Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình!
Chúng tôi tố cáo Ban lãnh đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Ninh Bình, trong năm học 2008-2009 đã có nhiều hành vi bạo lực đối với giáo viên chủ nhiệm (mới) lớp 10B. Khống chế học sinh khủng bố giáo viên: Ném Gv này trong nhiều giờ học nhiều lần. Cả lớp biết nhưng không có học sinh nào dám tố cáo kẻ ném giáo viên. Lôi kéo người ngoài (kẻ xấu) đến quấy rối lớp học. Nhiều giờ học kẻ này đã : Lăng mạ giáo viên, ném gạch, cứt vào lớp học. Họ đã gây ra nhiều tội ác khác mà Chúng Tôi phản ánh trong thư đã gửi tới Ông (Mặc dù sự phản ánh này vẫn chưa đầy đủ). Ban lãnh đạo TTGDTX TP Ninh Bình đã vạch nên những vết đen, bôi nhọ truyền thống của ngành Giáo dục Ninh Bình. Đề nghị Ông xử lí nghiêm vụ việc côn đồ chưa từng có trong lịch sử Giáo dục cách mạng Việt nam làm gương răn đe bạo lực trong Trường học. Xin chân thành cảm ơn Ông!
Chúng tôi xin công bố danh sách những tên tội phạm chính tại TTGDTX TP Ninh Bình: Nguyệt- Còn gọi là Nguyệt ngóc, vì tên này rất máu ngóc lên làm Giám đốc (khi được làm Giám đốc Hắn sẽ có nhiều tiền hơn, một mình một khoảnh tha hồ mà tung hoành, thật là: Chọc Trời, khuấy nước mặc dầu. Dọc-ngang nào biết trên đầu có ai) ; Lực - Còn gọi là Lực Tiền, vì tên này rất máu ăn tiền của Phụ huynh & học sinh. Gọi là Lực Tồn cũng được, vì Chúng đã làm những điều táng tận lương tâm như trên thì bọn Chúng-tên nào cũng xứng đáng có chữ "Tồn" phía sau. Xin phép các bạn : kì sau Chúng tôi đăng tiếp